Trị nhiệt miệng bằng cà chua:
Các bạn gọt hết vỏ cà chua, ép lấy nước uống hàng ngày. Các bạn cũng nên ngậm một lúc để nước cà chua thấm sâu.
Mật ong
Các bạn hãy ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển dùng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.
Trị nhiệt miệng bằng nước củ cải:
Trước tiên, các bạn xắt nhỏ củ cải, cho vào máy xay cùng với một ít nước rồi vắt lấy nước, hòa thêm nước sôi nguội và súc miệng mỗi ngày 3 lần. Thông thường, súc miệng nước củ cải thì chỉ cần 2 ngày là có thể khỏi nhiệt miệng rồi.
Trị nhiệt miệng bằng nước rau ngót:
Các bạn chỉ cần lấy lá rau ngót rửa sạch, giã nát hoặc xay. Sau đó ép lấy nước cốt, hòa với một ít mật ong. Lấy bông chấm nước rau ngót rồi chấm vào chỗ bị nhiệt miệng. Tiếp tục làm như vậy khoảng 2-3 lần 1 ngày sẽ thấy ngay hiệu quả. Vết loét dịu đi, không còn đau đớn, khó chịu nữa. Bạn nhớ là chỉ dùng lá rau ngót và không nên pha thêm nước mà để nguyên nước cốt rau ngót thì mới có thể phát huy hết công dụng.
Vì hiện nay, rau ngót rất dễ bị phun nhiều hóa chất, chất tăng trưởng độc hại, vậy các bạn nên dùng rau ngót có nguồn gốc an toàn để đảm bảo tránh dẫn đến gây những hậu quả phụ không đáng có.
Nước cam, chanh
Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng uống khi bụng đói.
Theo Khoevadep